Hành trình “rượt đuổi” giấc mơ.
Bữa hổm coi “Câu chuyện ước mơ”, thấy thật mừng vì tui còn… khóc được. Thật ra là rơm rớm nước mắt thôi, nhưng nhiêu đó cũng đủ để tui thấy mình còn cảm xúc, và nhìn lại vẫn biết còn đâu đó những mảnh đời bất hạnh hơn mình nhiều. Ngay từ hồi nhỏ tui đã có kiểu…”tự kỷ” như vậy, mỗi lần buồn lại nghĩ về những người… khổ hơn mình để bớt buồn, để thấy nỗi đau, nước mắt của mình hoá ra chỉ là trò con nít, biết bao nhiêu người khổ hơn không khóc, có gì mình phải khóc. Bởi người ta mới nói, sống hạnh phúc hay không là tuỳ thuộc vào bản thân bạn, ngước lên trời nhiều quá sẽ thấy toàn xa hoa, lộng nên sẽ buồn, còn cúi xuống sẽ thấy đồng cảm và hiểu được những người xung quanh mình hơn, để biết mình còn may mắn lắm. Hay đơn giản là nhìn ngang thôi, để tự thoả mãn với cuộc sống hiện tại và hài lòng vì điều đó.
Nhưng những người xuất hiện trong chương trình thế này, họ khổ đến nỗi không biết… vin vào đâu mà ngó xuống, nhìn lên thì thấy một rừng người phù phiếm, nhìn ngang thấy toàn những gương mặt cũng khổ như mình, nhìn xuống là vực xa sâu hoắm, biết lấy gì làm vui. Một phương tiện mưu sinh không có, một mái nhà che đầu cũng không, thậm chí, một bát cơm lành lặn cũng tằn tịu mãi mà không mua nổi, con cái lại bệnh, ốm đau, rồi cuộc sống cứ xoay vần vầy hoài không biết thế nào. Thật mừng, là có những chương trình như “Câu chuyện ước mơ” như vầy, để họ bớt khổ, mà người xem cũng nhạy cảm hơn, thỉnh thoảng… khóc vì người khác một chút, âu cũng là một cách cảnh tỉnh cho bản thân mình.
Nhắc những thứ này mới nhớ, giờ mình không giàu có gì (tay vẫn trắng) nhưng đủ ăn đủ mặc, cảm thấy hạnh phúc lắm, tham vọng thì vẫn giữ, nhưng sân si ganh tỵ vì thấy người ta giàu hơn mình đã bớt nhiều rồi. Hồi nhỏ có kiểu suy nghĩ rất trẻ con, rằng hễ giàu là hạnh phúc, mà đúng là có những người “hạnh phúc” từ trong trứng nước thiệt, nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, không có gì tồn tại mãi mãi nếu không biết cố gắng. Giữa hai người trưởng thành như nhau, làm ra tiền như nhau, học vấn như nhau, nhưng xuất phát điểm khác nhau thì ai có quá khứ nghèo hơn mới là người hạnh phúc hơn. Bởi hạnh phúc là con đường, là quá trình để đạt được mục tiêu của bản thân chứ không phải là cái đích nhắm lẻ loi đó.
Kiểu như bạn mua được một món hàng với giá hời, cái Laptop Macbook Pro với giá 3000 đồng chẳng hạn (3000 đồng chứ không phải giá 3000 đô đâu nha), bạn thiệt là hạnh phúc (tui ngưỡng mộ quá), nhưng nếu bạn chỉ việc đến cửa hàng và xì tiền ra để mua, thì bạn sẽ không thể nào có được cảm giác thoả mãn và sung sướng tột đỉnh bằng khi bạn đã “đấu tranh” để mua được nó trên một trang đấu giá. Tui thấy trên vbid.vn có nhiều bạn mua được đồ với giá rất hời vậy đó, chắc họ hạnh phúc lắm.
Quá trình đấu giá trên vbid.vn là một quá trình thử thách đầy tính trí tuệ, bạn phải tính toán, phải lao động, phải làm việc, phải canh chừng, phải suy nghĩ… phải làm tất cả mọi thứ trong khả năng mình để “đoạt” được món hàng đó với một giá hời như vậy. Rồi lúc bạn nhìn thấy tên mình hiện lên bên cạnh sản phẩm với cái giá 3000 đồng cỏn con, tự nhiên lòng bạn thấy rộn rã, bạn sướng âm ỉ đêm này qua đêm khác, cho đến ngày bạn xách… 3000 đồng đi nhận hàng. Đó là cả một quá trình hạnh phúc, hạnh phúc của lao động, và hạnh phúc của đấu tranh chân chính. Chứ những “khoảnh khắc” chỉ là hạnh phúc nhất thời, rồi cũng nhanh chóng bay biến.
Trở lại với “Câu chuyện ước mơ”, chương trình có tặng tiền, có thăm hỏi, có động viên, có chia sẻ, nhưng quan trọng hơn hết là tặng được cho họ một chiếc cần câu cơm. Ừ, cần câu chứ không phải con cá, để nó có thể tồn tại và làm ra tiền, để giúp những phận đời nghèo khó đó tiếp tục đấu tranh trên cái hành trình đi tìm hạnh phúc của cuộc đời mình, chứ không phải chỉ là con cá để làm no cái bụng nhất thời, rồi mọi thứ lại về với trật tự cũ.
Thực ra, phàm ở đời cái gì cũng có cái giá của nó. Nhìn bề ngoài thì chiếc laptop mà vbid.vn bán ra chỉ có giá 3000 đồng, cũng như gia đình kia tự nhiên được cho không rất nhiều tiền và vật chất (mà nhiều người cũng khổ sao không được cho?), mà ít ai biết rằng phía sau cái giá 3000 đó là một cuộc đấu trí và thử thách trí tuệ thực sự chứ không phải đùa, còn gia đình nhận được tiền kia, họ phải sống một cuộc sống thực sự lành mạnh, quyết tâm và có phấn đấu mới có được phần quà như ngày hôm nay.
Chứ nhiều người cũng nghèo, cũng khổ, nhưng nhậu nhẹt bê tha đề đóm số mà suốt ngày thì ai mà thèm thăm hỏi với tặng quà, còn mấy người muốn mua đồ giá rẻ mà lười lên mạng hay không muốn đấu giá, thử thách trí tuệ gì hết thì tui cũng thua luôn. Hạnh phúc vẫn còn xa vời lắm….