Tuyết Tùng

Nhà ngoại cảm, dị nhân ngăn mưa và cơ chế tin đồn.

http://img.news.zing.vn/img/352/t352911.jpg

Tìm hiểu về các vấn đề này rất… đau não, nhưng không tìm hiểu thì không được, người ta đồn đầy ra ngoài đường đấy, nói lắm ra đấy, mình không biết gì mà cũng góp chuyện thì rất kỳ, mà đã biết rồi thì không muốn góp chuyện này nữa.

Sự việc nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng bị đồn là tiên đoán lung tung xuất hiện cách đây khá lâu, hơn 1 năm rồi thì phải, cũng ngay chính lúc tin đồn phát tán thì Phan Thị Bích Hằng đã đăng đàn giải thích ngay lập tức: tôi không tiên đoán gì hết, tôi là ngoại cảm chứ không phải nhà tiên tri, tôi không có năng lực đó. Nhưng có vẻ như… tiếng lành đồn gần hơn tiếng ác, nên những lời tiên đoán độc địa mà người ta gán cho bà vẫn cứ lang thang đâu đó trên mạng, trong những cuộc trò chuyện ngồi lê đôi mách hàng này quán nọ, không sao ngăn được…

http://rfvn.com/wp-content/uploads/506e0b0ehang.jpg

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Trong trường hợp bạn không biết, thì đó là tin đồn về việc PTBH tiên đoán cầu Long Biên sẽ sập vào dịp đại lễ ngàn năm Thăng Long, sập cầu Bãi Cháy và sự ra đi của một vị tướng cũng vào chính dịp này. Ngay lập tức khi tiếp nhận thông tin này, phản xạ đầu tiên của tui là… google, 5 giây cho ra một đống kết quả, và một trong nhưng kết quả đầu tiên là video clip quay cảnh PTBH chính thức đính chính tin đồn. Nhưng có vẻ như vẫn có kha khá nhiều người không biết google là gì, hoặc biết nó là gì nhưng ko biết xài ra sao, hoặc biết xài nhưng ko biết chắt lọc và tổng hợp thông tin đúng cho bản thân mình, dẫn đến một màn sương mù bao phủ ngày càng dày đặc và khó chữa trong dư luận.

Cơ chế của xã hội là vậy, nhất là trong xã hội VN, nhiều người cho rằng đó là biểu hiện đặc trưng của văn hoá làng quê. Xin thưa: lầm. Quá lầm là đằng khác, người nhà quê chuyền tay nhau một tin đồn mất dăm ba phút, người thành thị và những kẻ hiện đại diêm dúa chuyền tay nhau một tin đồn mất vài ba giây. Internet đang biểu hiện sức mạnh đặc trưng của nó: lan truyền, sự lan truyền đó khủng khiếp đến mức không ai ngăn cản được, nó như con dao hai lưỡi vừa đáng để tận dụng vừa đáng để đề phòng. Nói một cách đơn giản, tin đồn không thể khống chế được nếu không có sức mạnh tập thể, sự phát biểu đơn lẻ (dù chính thức & long trọng) của Phan thị Bích Hằng không thể dập tắt nổi những bàn tán đang bùng phát xung quanh câu chuyện đó, nhất là những ngày gần đây, khi đại lễ đang đến gần. Người ta thường có xu hướng “rao giảng” tin shock để chứng tỏ mình “biết nhiều” hơn là tìm đến những thông tin đính chính như một gáo “nước lạnh” dội vào cơn lửa hoang mang. Chúng ta gọi nôm na là sự “cụt hứng”, nên họ thích nuôi tin đồn “sống” để còn mà làm trò với xã hội…

http://blog.larrybodine.com/uploads/image/word-of-mouth_marketing_advertising.jpg

Vậy tại sao lại là Phan Thị Bích Hằng? Điều này thật khó lý giải, phải chăng vì bà là một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất Việt Nam, từng làm mưa làm gió trên khắp các trang tin, diễn đàn bằng những thành công trong việc tìm mộ liệt sỹ và đối thoại với vong linh người đã khuất? Nhưng dù bà là ai đi chăng nữa, thì những tin đồn gây sốc và giật gân thế này luôn có cơ chế và môi trường phát triển của nó, ở cái thời đại này, khi mà tin tức không còn là sự phán ánh đúng đắn về sự thật thì nó chỉ có thể câu khách bằng sự giật gân và huyền bí trong chính nội dung của mình. Và khi đó, Phan Thị Bích Hằng cũng chỉ là con tốt thí của những kẻ gieo rắc tin đồn, họ sử dụng sức mạnh và sự nổi tiếng của bà để làm đặc thêm màn sương mù vốn đã rất bí ẩn của mình. Còn khán giả, những người đang bán tín bán nghi về tin đồn này, tất cả chúng ta cũng chỉ là những thằng ngu…

Có thể một trong số chúng ta đang rất bực tức về điều này, tại sao một tin đồn đã được đính chính hoàn toàn ngay sau khi phát tán lại có thể sống hơn 1 năm nay và tiếp tục làm mưa làm gió? Tất cả những ai hoạt động trong lĩnh vực marketing chắc hẳn không xa lạ gì với khái niệm World of Mouth và Viral marketing. Nói nôm nà là một cách lan truyền như virus để tạo làn sóng ủng hộ hoặc phản đối một cái gì đó, tin đồn thường được lợi dụng như một công cụ đắc lực khi ta muốn thao túng hoặc điều hành. Những người biết cách tận dụng tin đồn tốt là những người rất nguy hiểm, giết người không dao.

http://ericadewolf.files.wordpress.com/2008/08/viral-flow-copy.jpg

Nói vậy để biết, giữa thời buổi nhiễu nhương của vô số tin đồn đang hoành thành trong xã hội, bản thân mỗi chúng ta không thể làm gì khác hơn tự “lọc” lấy thông tin cho mình. Nghe có chọn lọc và tin thì lại càng chọn lọc hơn. Sự nghe – tin một cách vô tội vạ không những mang chúng ta ngược về trạng thái thô sơ của thời nguyên thuỷ mà còn biến chúng ta thành những thằng ngu, những kẻ suốt ngày chỉ biết “nghe nói” và “nghe đồn” mà không hề có một sự kiểm chứng nào cho bản thân mình. Đó là một thái độ thờ ơ với sự thật và sống vô trách nhiệm, vậy còn có thể trách ai khi không tự trách bản thân mỗi chúng ta?

Câu chuyện về Phan Thị Bích Hằng chỉ là một ví dụ nhỏ về sự “bạc nhược” của người đọc VN trước những tin tức tràn ngập trên mặt báo, mạng và internet. Đừng để đầu óc mình bị nhiễm độc bởi những thứ đó, vấn đề là phải lọc ngay tức khắc, đừng để chúng thấm sâu quá và trở nên quá muộn.

http://www.bigbiglands.com/images/Upload/2010/08/06/Nguyen-Vu-Tuan-Anh.jpg

Quay trở lại vấn đề về tâm linh, sự việc “dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố “ngăn mưa” trong dịp đại lễ ngàn năm Thăng Long cũng đang được rất chú ý. một số người… ủng hộ, một số nhà khoa học lên tiếng phản đối, các nhà phong thuỷ, lý số, tử vi, nói chung là đủ mọi thành phần từ trẻ em, người già, đàn bà, con nít đều lên tiếng abc về vấn đề này. Tại sao? lần đầu tiên một vấn đề được coi là “mê tín” lại được đặt ra một cách chính thống và lan truyền rộng rãi đến như vậy. Cũng giật gân và cũng rất shock, “dị nhân” cứ thế là chẳng mấy chốc là nổi tiếng, dẫu chưa cần chúng tỏ chi nhiều.

Nhưng nếu cho rằng Nguyễn Vũ Tuấn Anh “nổ” thì cũng không được công bằng cho lắm, bởi lẽ đa số các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cứ đua nhau lên tiếng phản đối nhưng lại không có khả năng dùng "ngôn ngữ" của người bị phản đối để phản đối, tức là không có khả năng chỉ ra được sự bất hợp lý trong lý luận và phương pháp của người bị phản đối nên tính thuyết phục chưa cao và vì vậy vẫn có chỗ cho những niềm tin lầm lạc bám víu. (Trích lời 1 bạn trên forum Lý số)

Công cụ mà “dị nhân” sử dụng để “tiên tri” là “Lạc Việt độn toán”, chẳng ai hiểu đâu, nhưng người ta cứ thích đồn về nó. Ở đây có 3 vấn đề:

- Thông tin lan truyền bị thất thoát và chỉnh sửa ít nhiều, phần lớn là do thói quen thích thêm mắm dặm muối của người Việt Nam

- Vấn đề bị đẩy ra xa hơn bản chất của nó do sự biến chất của tin đồn và người ta thường chỉ tiếp nhận sự việc một cách đơn lẻ, thiếu hệ thống, đánh giá những thứ phức tạp bằng trí não đơn giản dẫn đến bất đồng về hệ quy chiếu.

- “Dị nhân” tuyên bố là ông “dự đoán” chứ không phải là hô phong hoán vũ.

http://i5.tinypic.com/16axw83.jpg

Nói tóm lại, cả 2 tin đồn được nhắc tới đều là vấn đề về tâm linh, mà những gì thuộc về tâm linh đều được lan truyền rất nhanh và không có điểm dừng. Bản thân chúng ta phải biết cảnh giác, cảnh giác cao độ để khỏi bị lầm lạc và rơi vào tay điều khiển của kẻ địch. Google ở đó, sách ở đó, báo chí ở đó… tham khảo, tham khảo, tham khảo và tham khảo để kiếm chứng lòng tin và làm sạch “kiến thức” của mình, có như vậy mới phán đoán được tình hình thật sự.

Còn thực hư vụ “dị nhân” ngăn mưa, bà con coi mấy cái này rồi tự cho ra phán xét của mình hén, tui không bàn về việc đúng hay sai ở đây, chỉ mượn nó để làm rõ hơn về việc lan truyền thông tin có thể dẫn đến sai lệch về nhận thức.

P/S: Việc sử dụng ý chí tác động đến siêu nhiên cũng đã từng xuất hiện trong tiểu thuyết “biểu tượng thất truyền” của Dan Brown, trong đó cho rằng ý chí có năng lượng…

1
2
3
4
5
0 Responses