Sau một khoảng thời gian ngắn ngủi loanh quanh ở phòng Gym, tui bất chợt nhận ra nơi đây không chỉ là những chốn show hàng của những gì thuộc về… thể xác như cơ bắp, ngực, bụng hay… mông, mà còn là chỗ để khoe một thứ rất thuộc về phạm trù tinh thần và trang sức, đó là hình xăm. Nhìn đi nhìn lại thấy 10 người là có hết 8 người có hình xăm, 2 bạn còn lại không thấy chắc là giấu hình xăm ở chỗ đồi bại nào đó chứ không phải không có, cũng may tui cũng có 1 hình làm vốn để bằng anh bằng em chứ không chắc là quê 1 cục hehe, nói túm lại là ở thời đại hiện nay, hình xăm có vẻ như đã không còn là một thứ gì đó… xa xỉ nữa.
Tục xăm mình ở người Việt Nam bắt đầu từ rất sớm và rất xưa, những ai học lịch sử chắc không thể nào quên được câu chuyện quân đội thời nhà Trần đồng loạt xăm lên người hai chữ “Sát Thát” để thể hiện ý chí chiến đấu, trong hơn 1000 năm Bắc Thuộc người Việt mình đã phát triển tục xăm mình đến mức đỉnh cao, có 1 giai đoạn mà hầu như nhà nhà đều xăm, người người đều xăm. Những câu nói như “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc” hay “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” là những cuâ nói thường được xăm nhiều nhất. Có lẽ chính vì đặc thù của sự tồn tại vĩnh cửu và phải trải qua một “con đau” mới có được một hình xăm hoàn chỉnh nên hình xăm ngày càng trở thành một thứ gì đó rất “thiêng liêng”, mang tính kích thích sự hứng phấn và làm hăng hái tinh thần rất tốt. Hình xăm còn là “cứu cánh” cho linh hồn của mỗi con người khi gặp những chuyện bế tắc, mệt mỏi, không thể giải quyết…Chính vì thế, hình xăm đôi khi là một thứ tôn giáo khó cưỡng lại.
+ Ngôi sao David – Ngôi sao 6 cánh – Hình xăm của tui.
Đây là kết quả của một buổi chiều hoang đường và can đảm, tui với thằng bạn rủ nhau đi xăm mình, thứ mà từ trước tới giờ tui chưa bao giờ dám nghĩ tới. Xăm cũng lâu rồi mới nhắc, vì không có thời gian viết, hôm đó sẵn tiện tui đã… bấm luôn lỗ tai, một việc mà tính hoài nhưng không dám đi, vì sợ đau. Mà đau nhất là xăm hình, thực ra tui là đứa chết nhát, nhạy cảm và sợ đau vô cùng tận, nên dù thường nghe người khác bảo “chỉ đau như kiến cắn thôi” vẫn cứ thấy sợ như thường…Nhiều bạn hay hỏi “Hình này có nghĩa gì?”, tui cũng không biết trả lời sao, vì ngôi sao 6 cánh có rất nhiều ý nghĩa, nguồn gốc và truyền thuyết về nó. Kể về ngôi sao này chắc cả ngày không hết.
Ngôi sao David nằm trên lá cờ của Israel, đất nước khởi nguồn của Đạo Do Thái. Ngôi sao david là biểu tượng của người Do Thái và đạo Do Thái, còn hay được gọi là lá chắn David, Ấn Triện Solomon hay đơn giản là Ngôi Sao 6 cánh.
Nhìn riêng từng góc độ, tam giác tượng trưng cho ba trạng thái của vạn vật, những hiện thân của Thượng Ðế và chúng được hiểu như là tam vị đồng nhất thể trong những tôn giáo khác nhau và được nhân cách hóa trong Công giáo như là Ngôi Cha, Ngôi Con, Ngôi Chúa Thánh Thần, và bên Ân Ðộ giáo gọi là Shiva, Vishnu, và Brama. Tam giác đậm hơn trong hai tam giác có đỉnh hướng xuống và tam giác nhạt hơn có đỉnh hướng lên trời lần lượt biểu tượng cho sự sống của Thượng Ðế đí xuống vào vật chất và sự sống của Thượng Ðế đi lên , vượt ra khỏi vật chất đi vào trong tinh thần, sự đối đãi, sự tương phản giữa năng lượng sáng và tối sẽ mãi mãi không ngừng trong thiên nhiên và con người.
Vòng tròn vũ trụ của ngôi sao 6 cánh, còn được gọi là “Ngôi sao david” còn cổ xưa hơn đạo Do thái, cổ xưa hơn cả lịch sử! Như một biểu tượng nguyên mẫu của sự hợp nhất thần thánh của các nguồn năng lượng đối lập, cũng như thuyết “âm – dương” của nền văn hoá phương đông. Được tạo thành bởi sự đan chéo của 2 tam giác “nước” và “lửa” (sự mạnh mẽ của đàn ông và dịu dàng của phụ nữ),biểu tượng này đại diện cho sự kết hợp hoàn hảo giữa giống đực và giống cái. ”Sự kết hợp thần thánh” là nguồn gốc mọi sự sống trên hành tinh này, ngôi sao 6 cánh với sự kết hợp giữa 2 tam giác cũng là biểu hiện cho sự cân bằng và trọn vẹn (wholeness).
Biểu tượng ngôi sao 6 cánh với 2 tam giác lồng vào nhau có rất nhiều ý nghĩa, đặc biệt khi nó được bao bọc bằng 1 vòng tròn; những sức mạnh siêu nhiên đã được tập trung vào đó từ thời cổ đại xa xưa. Cùng với ngôi sao 5 cánh, ngôi sao 6 cánh tượng trưng cho sự phát triển toán học và hình học của người Hy Lạp cổ đại và những hậu duệ của họ sống quanh vùng Địa Trung Hải.
Thông qua hình ảnh một ngôi sao 6 cánh, người ta nhìn thấy biểu tượng của vũ trụ. Đó là hình ảnh của thiên đường và sự phản chiếu ngược lại là mặt đất, là đức tin thần thánh được phản ánh qua sáng thế và là mối liên kết giữa thế giới vĩ mô và vi mô, giữa tinh thần và vật chất.
+ Hình xăm cá Koi- Duy Mạnh
Loài cá chép Nhật hay còn gọi la KOI là một trong những biểu tượng hình xăm phổ biến nhất và đẹp nhất của Nhật Bản – là 1 biểu tượng của cái đẹp. Dù vậy người Nhật bản gốc Trung Quốc thì xem cá chép như là biểu trưng cho tính cách nam tính của đàn ông. Người ta nói rằng nó trèo lên ngọn thác một cách dũng cảm, nếu bị bắt như nằm trên thớt mà không biết rung rẩy, giống như đội quân samurai của Nhật đối mặt với gươm đao.
Cũng đề tài này quay về thời Trung Quốc cổ đại, truyền thuyết kể rằng không biết bằng cách nào cá chép đã thành công khi trèo lên ngọn thác tại một điểm mà người ta gọi là Dragon Gate (trên dòng sông vàng) có thể sẽ được biến thành Rồng. Vì vậy cá chép trở thành biểu tượng của sự thăng tiến và khát vọng trần tục. Và hiện nay thì loài cá này được nấu với những loại thực phẩm chất lượng làm món chính trong lễ hội hàng năm của con trai ở Nhật Bản, vì những lá cờ uốn lượng nhiều màu sắc truyền thống là biểu tượng cho mỗi người con trai trong gia đình. Về hình xăm, loài cá này đặc biệt kết hợp với nước là biểu tượng cho sự dũng cảm, cho khả năng đạt được mục tiêu cao đẹp và vượt qua thử thách khó khăn của cuộc sống.
+ Huy Khánh
Để đánh dấu và lưu lại kỷ niệm của tình cảm cha và con Huy Khánh đã xăm tên con mình và năm sinh của con mình là chú chó Rataplan (nhân vật khôi hài trong truyện Lucky Luke). Chú chó Rataplan luôn suy nghĩ lộn ngược ngày sinh của mình. Dòng chữ Abrabic tên con trai của anh.
+ Hình xăm Sói - Không biết của ai. Hồi tui đi xăm hình hai đứa còn định chọn hình con Sói này đó chớ, bạn nào đọc Totem Sói rồi không mê biểu tượng Sói mới ghê đó. nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì vẫn thich David Star hơn hỉ?
Sói thấy được ban đêm nên nó trở thành biểu tượng của ánh sáng, có tính thái dương, anh hùng chiến trận, tố tiên huyền thoại. Các dân tộc vùng thảo nguyên Bắc Mỹ tin rằng hình tượng sói tượng trưng cho sự cô độc và lang thang khắp nhiều xứ sở. Một số vùng ở Nhật, người ta cầu khẩn sói như thần hộ mệnh chống lại các loài thú hoang dã khác. Nó gợi lên ý tưởng về 1 sức mạnh khó kiềm chế, bung ra mãnh liệt, nhưng ko suy xét.
Theo ý nghĩa tiêu cực, sói đực lại đồng nghĩa với man dã, sói cái với đồi trụy.
Ngoài ra sói còn có những ý nghĩa như sinh sản dồi dào(sói cái),thần linh rừng,kẻ dày vò,dẫn linh hồn...
Minh Thư
Như Loan
+ Duyên dáng và nhẹ nhàng, ở Nhật, con bướm là biểu hiện của người phụ nữ; 2 con bướm hợp lại là hình ảnh của hạnh phúc vợ chồng. Ở Trung Quốc, bướm được dùng để diễn đạt lời chúc trường thọ.
Trong hệ biểu tượng của Kitô giáo, bướm tượng trưng cho linh hồn đã trút bỏ được cái vỏ xác thịt của mình. Ở người Aztèque, con bướm tượng trưng cho linh hồn, hoặc cho hơi thở hắt ra của người hấp hối.1 con bướm bay lượn giữa những bông hoa biểu trưng linh hồn của 1 chiến sĩ ngã xuống nơi chiến trường.
Tượng trưng cho lửa của mặt trời và ban ngày, và vì vậy cho cả hồn sĩ tử. Con bướm đối với người Mêhicô cũng là biểu tượng của Mặt trời đen, lửa âm ty gắn với sự chết chóc
Theo phân tâm học hiện đại, bướm lại là biểu tượng của sự tái sinh
+ Angelina Joile có con hổ sau lưng.
Hổ gợi lên những ý tưởng về sức mạnh và tính hung dữ. Nó là biểu tượng của đẳng cấp chiến binh.
Hổ tượng trưng cho ý thức trở nên u tối, do bị tràn ngập bởi những ham muốn sơ đẳng nổi lên ko kìm giữ được. Nếu nó đấu tranh chống lại những động vật hạ đẳng thì nó là 1 hình ảnh cao đẳng của ý thức. Còn nếu nó chống 1 sư tử hay 1 đại bàng, nó sẽ chỉ là hình ảnh của bản năng nổi giận đang tìm cách thỏa cơn giận,b ất chấp mọi điều cấm kỵ từ bên trên.
Trong đạo Phật, sức mạnh của hổ lại tượng trưng cho sức mạnh của đức tin, của nỗ lực tinh thần, vượt qua rừng rậm tội lỗi, được biểu thị bằng 1 rừng tre.
+ Bọ cạp biểu tượng cho sức mạnh tinh thần chống lại những cám dỗ của bản thân. Nó tượng trưng cho tinh thần hiếu chiến, hung dữ, sự quên mình và đức hy sinh.
+ Nhện: Biểu tượng cho sức mạnh hiển hiện của con người: Trầm mặc, nội tâm. Nhện là biểu tượng của sự tinh tế, của giác quan thứ 6. Đôi khi Nhện là biểu trưng của linh hồn được giải phóng khỏi thể xác.
+ Anpha & Omega: Trong văn học, hai mẫu tự Hy Lạp Anpha và Omega đơn thuần chỉ là mẫu tữ đầu tiên và cuối cùng của bảng chữ cái Hy Lạp. Tuy nhiên khi Đức Chúa trời (Jesus) dùng nó để tượng trương cho chính bản thân Ngài thì chúng đã được mang ý nghĩa hoàn toàn khác. “Ta là Anpha và Omega, là thứ Nhất và Tận cùng, là sự Khởi đầu và Kết thúc” (Kinh thánh 22:13). Trong Kinh thánh, bộ cuối cùng mang tên Hải Huyền, dự báo toàn cảnh về ngày tận cùng của thế giới và sự xuất hiện lần thứ hai của thời kì đen tối, đây cũng là nguồn gốc của sự xuất hiện mà cụm từ “Anpha và Omega” được phát hiện. Ngoài ra đây còn là dấu hiệu tượng trương cho sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa trời, những mẫu tự này cũng là dấu hiện cho tình chất trọn vẹn và và lời hứa sẽ tái sinh của Ngài.
+ Hoa sen trắng tỏ sự trong trắng không chút tà tâm, cung kính, tôn nghiêm. Hoa sen được coi là linh thiêng nhất ở Ai Cập, tỏa ra hương thơm của cuộc sống thần thánh. Bên cạnh đó, trong các giá trị tinh thần Ấn Độ và Phật giáo, hoa sen là thuần khiết, tuyệt diệu, không bị nước vấy bẩn hay ô uế bởi bụi trần. Hoa sen trong truyền thuyết có 8 cánh giống như không gian có 8 hướng, nên sen còn là biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ.
Trong văn học Nhật, sen là 1 hình ảnh đức hạnh, thanh khiết nguyên vẹn giữa xã hội đầy những điều đê tiện mà ko cần lui về 1 nơi hoang vắng.
+ Ý nghĩa biểu tượng của mèo ko thuần nhất, chao đảo giữa những xu hướng tốt lành và ác độc. Mèo vừa dịu dàng vừa vờ vĩnh. Trong thế giới đạo Phật, mèo được xem như 1 dấu hiệu của sự anh minh siêu việt. Ở Trung Hoa cổ đại, mèo hay được xem như 1 con vật báo điềm lành.Với người Ai Cập, mèo biểu trưng cho sức mạnh và sự khéo léo. Trong thế giới Hồi giáo, con mèo đen tuyền có những thuộc tính ma thuật.
+ Mặt trời là tâm điểm của ánh sáng, bí mật trưởng thứ 19 của lá bài Tarot và là 1 trong những bí mật khó hiểu nhất.
Lá bài mặt trời biểu thị hạnh phúc của người biết sống hòa thuận với thiên nhiên, sự hòa hợp chân thành, niềm vui gia đình hòa thuận; sự đồng tâm, vẻ sáng suốt của sự phán đoán và sự biểu hiện thái độ, tài năng văn học hoặc nghệ thuật, hạnh phúc lứa đôi, tình anh em hay sự thán phục, tính kiêu căng, làm bộ điệu, thói huênh hoang, vẻ ngoài giả tạo và những đồ trang trí tuyệt vời.
Trong thuật Chiêm tinh, mặt trời ứng với cung thứ 7 của lá số tử vi. Mặt trời là biểu tượng của tinh thần, yếu tố thái dương, tích cực và giống đực.
+ Mặt trăng - bí mật trưởng thứ 18 của cỗ bài Tarot, là biểu tượng của sự phụ thuộc và bản nguyên nữ.Trăng lưỡi liềm là biểu tượng của sự biến đổi và sinh trưởng; thời gian trôi, tri thức gián tiếp, thiên thể của ban đêm. Trong đạo Hindu, lãnh địa mặt trưng là nơi con đường của tổ tiên.
Trăng cũng là biểu tượng của hạnh phúc, may mắn
+ Rắn hiện thân cho cái tăm tối, không bình thường, khó hiểu, huyền bí. Rắn cũng biểu tượng cho sự sống, linh hồn và nhục dục. Rắn như người tạo nên sự tái sinh vĩ đại và là người truyền phép vĩ đại.
Rắn là biểu tượng sáng rõ nhất về sự kết hợp giữa lý trí và các sức mạnh tự nhiên. Người Ophite tôn sùng rắn vì họ cho rằng Chúa Trời đã lấy rắn làm căn cứ cho sự ngộ đạo của loài người.
Truyền thuyết coi rắn là Chúa tể của phụ nữ vì nó là chúa tể của sự phì nhiêu. Ở châu Phi, rắn đôi khi là biểu tượng của nhân dân, chiến đấu.
+ Ý nghĩa tượng trưng của chìa khóa liên quan tới chức năng 2 chiều mở và đóng của nó.Quyền năng của những chiếc chìa khóa là liên kết và ly gián,đóng mở cõi trời. Theo nghĩa bí hiểm, nắm được chìa khóa tức là được thụ pháp, khai tâm. Chìa khóa không chỉ biểu thị sự đi vào 1 nơi nào đó mà còn cả sự bước vào 1 trạng thái, tâm thế,1 cấp bậc khai trí.
+ Từ thời cổ đại, nó đã được yêu quý như một loài chim mang điềm tốt. Phượng hoàng là chim thiêng liêng nhất và được coi là vua của loài chim vì tâm linh cao của nó. Chim phượng hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm màu, cơ thể có vẩy giống như vảy rồng và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật chất mà ngày nay có thể hiểu nôm na như sau: đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng).
Là một trong bốn tứ linh (long, lân, quy, phụng) và là vua của các loài chim, phượng hoàng còn biểu hiện cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, đổ nát lại vươn lên từ đống tro tàn. Trong Phong Thủy, thân hình của phượng hoàng gợi lên năm đức tính của con người: đầu tượng trưng cho đức hạnh, đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo, bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn và phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy.
Khi phượng hoàng bay, mọi thành phần của thiên nhiên đều hạnh phúc vì hiện diện của nó; gió ngừng thổi, bụi ngừng bay, chim muông và côn trùng khác đều im tiếng. Tiếng đập cánh của Phương hoàng nghe như tiếng sáo hoặc còi.
Ở Biên giới phía tây của Phương Đông, tại đất nước của Ai Cập, Phương hoàng được gọi là Phoenix và coi như là một biểu tượng của sự sống đời đời.
+ Những con Rồng trong nghệ thuật phương Đông không có cánh cũng như không nhất thiết phải hít thở lửa, mặc dù ngọn lửa phun ra từ tay chân của chúng. Chúng không phải là sinh vật của trái đất, mà là kết hợp các yếu tố của không khí và nước, chúng mạnh ngang nhau dù trong đại dương hay trong những đám mây. Mặc dù sức mạnh và quyền lực là được tượng trưng, nhưng trên tất cả, Rồng là sự hoà giải các sự việc đối lập nhau, một sự kết hợp giữa âm và dương.
Khác với những con rồng phương Tây, những con rồng phương Đông không phải là một sinh vật ác độc, xảo trá, thay vào đó là sức mạnh kết hợp với trí tuệ và nhân từ. Giống như những hình tattoo Nhật Bản khác, sự lựa chọn một con rồng đôi khi là một ước vọng vươn tới những phẩm chất của sự trọn vẹn và trí tuệ.
+ Biểu tượng cảnh báo biohazard là một loại hình xăm phổ biến, một phần do thiết kế bẩm sinh phức tạp và thú vị của nó, một phần là nó giống như những hình xăm tribal, và một phần là cho những gì nó tượng trưng. Nó được quốc tế công nhận như là "sự hiện diện của một Mối nguy hiểm tiềm năng " (một chất sinh học gây nguy hiểm cho con người).
Biểu tượng này được phát triển bởi "the Dow Chemicals Biohazards Research" và đội ngũ phát triển trên một hợp đồng với Viện Ung thư Quốc gia (NCI), sau khi quyết định cho ra đời một biểu tượng cảnh báo để tăng cường ngăn chặn các mối nguy hiểm ẩn chứa mà giới phê bình đòi hỏi.
+ OM là âm thanh tượng trưng cho sức mạnh của tâm thức nội tại, của Phật tính trong thế giới giả tạm, trong ảo ảnh (Mãya) này. Chữ này là biểu tượng âm thanh cao quý và trọn vẹn nhất trong Ấn Độ giáo, được một vài trường phái Phật Giáo, nhất là Kim Cang xem như một Mantra. OM được xem là tượng trưng của cả hai: SẮC & ÂM.
Chữ OM được biểu diễn bằng ba vòng cung và một chấm nhỏ. Ba vòng cung biểu diễn sắc thể, ý thức và vô thức. Chấm nhỏ nằm ngoài ba vòng cung đó biểu hiện trí huệ cao nhất dung chứa cả ba. Hình dạng của chữ OM là một biểu hiện cụ thể của Chân Như. Không có khái niệm hay vật thể nào trong vũ trụ có thể tồn tại độc lập, tất cả đều là biến thể của một Chân Tâm duy nhất, có liên hệ với Chân Tâm đó và vì vậy chúng liên hệ với nhau.
Hãy nhìn kỹ chữ OM, ta thấy 3 đường vòng cung, một hình bán nguyệt và một dấu chấm. Các dạng này được xem nằm trong một thể thống nhất. Ba đường vòng cung được nối với nhau, diễn tả 3 tâm trạng (avastha): tỉnh (jagrat, vais vanara); mộng (svapna); say ngủ (susupti). Dấu chấm và hình bán nguyệt đứng rời, diễn tả Chân Tâm là trạng thái thứ tư (turiya), đứng trên và là nền tảng của ba trạng thái bên dưới. Vòng bán nguyệt chỉ sự vô cùng và dấu chấm riêng lẻ chỉ óc suy luận không thể tiếp cận được Chân Tâm.